Viêm tai giữa xung huyết là một dạng tổn thương của ống tai giữa. Đó là sự tích tụ chất lỏng phía sau màng nhĩ và gây rỉ dịch. Dịch trong trường hợp này thông thường là dịch nhầy, nước, không có mủ.
Viêm tai giữa xung huyết thường xảy ra ở giai đoạn cấp tính, thường gặp ở trẻ nhỏ, nhất là ở trẻ dưới 2 tuổi.
1. Nguyên nhân và yếu tố nguy cơ gây viêm tai giữa xung huyết
Khi ống Eustache (ống nối tai giữa với hầu họng) bị viêm, không gian trong ống bị thu hẹp một phần hoặc đóng toàn bộ. Điều này khiến chất lỏng tích tụ phía sau màng nhĩ, gây ra viêm tai giữa xung huyết.
Các yếu tố nguy cơ gây viêm tai giữa xung huyết
Viêm tai giữa xung huyết do các yếu tố nguy cơ như:
– Tiếp xúc với phấn hoa, nấm mốc, khói thuốc lá…
– Nhiễm trùng đường hô hấp.
– Trẻ nằm khi bú bình.
– Áp suất không khí tăng lên đột ngột, thường là khi đi máy bay.
Biểu hiện của bệnh viêm tai xung huyết
Khi bị viêm tai giữa xung huyết, người bệnh thường có những triệu chứng điển hình kèm theo một số biểu hiện nhiễm trùng. Cụ thể:
– Ứ đọng trong tai.
– Dịch trong tai rỉ ra bên ngoài.
– Biểu hiện sốt.
– Xuất hiện đau nhức tai.
– Lười ăn và rối loạn giấc ngủ.
– Trẻ mệt mỏi, cáu gắt và quấy khóc.
Nếu không được điều trị sớm và hiệu quả, viêm tai giữa xung huyết có thể gây một số biến chứng nguy hiểm, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến cuộc sống của bệnh nhân:
– Có thể mất thính lực.
– Viêm tai giữa mạn tính.
– Thủng màng nhĩ.
– Tổn thương thần kinh.
– Viêm màng não.
– Áp-xe nội sọ.
– Giảm khả năng phát triển tư duy và ngôn ngữ.
2. Điều trị viêm tai giữa xung huyết
Tùy thuộc vào từng bệnh nhân và mức độ tổn thương tai giữa, độ tuổi của trẻ, giai đoạn của bệnh, các bác sĩ sẽ có phương án điều trị phù hợp.
Hầu hết các trường hợp viêm tai giữa xung huyết đều phát triển chậm. Đối với trẻ trên 6 tháng tuổi, các triệu chứng thường nhẹ, bệnh sẽ khỏi trong khoảng vài tuần đến một tháng.
Tuy nhiên, nếu có dấu hiệu nhiễm trùng, cần điều trị ngay để tránh những biến chứng nặng nề.
Trong trường hợp này, bác sĩ thường chỉ định điều trị nội khoa bằng kháng sinh nhằm tiêu diệt vi khuẩn và ngăn chặn tình trạng tái phát.
Nếu tình trạng ứ đọng kéo dài, trẻ có thể phải đặt ống tai. Với phương pháp này, các bác sĩ sẽ sử dụng ống nhỏ đi qua màng nhĩ để hút bỏ chất lỏng tích tụ trên bên ngoài, giúp tai khô ráo và thông thoáng.
3. Làm sao để phòng ngừa viêm tai giữa xung huyết?
Một số lựa chọn lối sống có thể giúp bảo vệ trẻ em khỏi bị nhiễm trùng tai:
- Trẻ bú mẹ ít nhất 6 tháng để giúp ngăn ngừa sự phát triển của các bệnh nhiễm trùng tai sớm. Nếu em bé bú bình, hãy bế trẻ thay vì đặt trẻ nằm xuống với bình.
- Ngăn ngừa tiếp xúc với khói thuốc lá, vì khói thuốc lá có thể làm tăng tần suất và mức độ nghiêm trọng của nhiễm trùng tai.
- Cha mẹ và trẻ em nên rửa tay tốt và thường xuyên. Đây là một trong những cách quan trọng nhất để ngăn chặn sự lây lan của vi trùng có thể gây cảm lạnh nhiễm trùng tai.
- Tiêm chủng đầy đủ.
Nắm được những điều cần biết về viêm tai giữa xung huyết giúp phụ huynh có cách chăm sóc và can thiệp kịp thời, tránh những biến chứng nặng nề có thể xảy ra nếu trẻ không được điều trị.
Hãy đến với Phòng Khám hoặc liên hệ hotline: 0879 604 709 để được BSCK2. Nguyễn Văn Tý trực tiếp khám và điều trị hiệu quả nhất.